Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết sinh viên không mua giáo trình in mà luôn lựa chọn đặt chân tới các cửa hàng photocopy để kiếm sách photo bởi mức giá rẻ, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây lại là nỗi buồn đối với những giảng viên cũng như những nhà sản xuất sách. Vậy có nên cho sinh viên photo tài liệu, giáo trình không?
Thực trạng photo tài liệu, giáo trình ở Việt Nam
Tài liệu học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Cùng với nỗ lực của giảng viên trong việc biên soạn và chuẩn bị bài giảng và các chương trình trao đổi trên giảng đường, sinh viên cũng cần có tính tự giác học, chủ động nghiên cứu tài liệu và hoàn thành việc học của mình thêm tại nhà.
Nhưng hiện nay, hầu hết các sinh viên đại học, cao đẳng đều quay lưng với tài liệu chính thống của thầy cô giáo mà chọn những bản sao tại các cơ sở photocopy.
Một nghiên cứu của tiến sĩ tại Đại học Thương Mại khảo sát nhu cầu 150 sinh viên về mô hình cung cấp học liệu phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu cho thấy, sinh viên ưu tiên sử dụng các sách giáo trình photo hơn mua hoặc thuê giáo trình bản in chính thống bởi chi phí rẻ hơn. Cũng theo khảo sát này cho thấy, có gần 90% sinh viên mong muốn mức chi phí tối đa cho mỗi học phần chỉ từ 20.000 đồng – 50.000 đồng.
Nghiên cứu này cũng đánh giá chỉ có phần nhỏ sinh viên chủ động và tự tìm kiếm, xây dựng ngân hàng học liệu cho bản thân. Đa số sinh viên đều chỉ mua hoặc tìm kiếm tài liệu sau khi giáo viên giới thiệu, bắt buộc có học liệu mới được tham gia giờ học thì sinh viên mới tìm mua hoặc mượn tài liệu nghiên cứu, học tập.
Bên cạnh lý do trên, sinh viên lựa chọn photo giáo trình, tài liệu học tập nhiều hơn bởi ưu điểm tiện lợi, linh hoạt kích thước, dễ mang theo, dễ tìm và dễ tiếp cận. Đây cũng là ưu điểm khiến sinh viên đến quán photocopy nhiều hơn thay vì lên thư viện, nhà sách.
Có nên cho sinh viên photo tài liệu, giáo trình không?
Hoạt động photo tài liệu và giáo trình khiến cho những giáo trình, tài liệu chính thống khó khăn trong việc tiêu thụ, dẫn tới tồn kho, tắc nghẽn công tác chỉnh sửa, bổ sung, tái bản và thay thế, làm tốn kém chi phí.
Trong khi đó, hoạt động photo tài liệu giáo trình là một hành vi được coi là vi phạm về sở hữu trí tuệ thì ngang nhiên tồn tại, thậm chí còn ngày một phát triển. Hành động này có thể tạo ra một khoản thu nhập lớn cho các quán photocopy nhưng thu nhập cho nhà nghiên cứu, giảm viên tham gia biên soạn, hiệu chỉnh sản xuất lại gần như ở con số 0, thậm chí còn làm lãng phí tâm huyết và yêu nghề của các tác giả.
Bởi vậy, việc cho sinh viên photocopy tài liệu, giáo trình học tập là không đúng. Đây là một hình thức tiếp tay cho việc vi phạm bản quyền tác giả nếu sử dụng vào mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, với các trường hợp photocopy để phục vụ công việc nghiên cứu học tập vẫn được pháp luật cho phép.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 1 về Luật sở hữu trí tuệ – sửa đổi 2009 về trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, trả nhuận bút hay thù lao như sau:
- Sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy của cá nhân.
- Sao chép tác phẩm lưu trữ thư viện nhằm mục đích nghiên cứu.
- Nhập bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc một ngôn ngữ khác phục vụ người khiếm thị, người học khác ngôn ngữ.
Như vậy, việc photo tài liệu, giáo trình học tập không vi phạm đến quyền tác giả, cũng không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy khuyến khích sinh viên sử dụng giáo trình chính thống nhằm bảo vệ quyền tác giả cũng như tăng cường tiêu thụ sách in và hỗ trợ công tác đánh giá chất lượng sản phẩm, phục vụ quá trình sửa đổi, bổ sung kiến thức trong tương lai.
Giải pháp nào cải thiện tình trạng photo tài liệu, giáo trình ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay?
Công ty phân phối máy photocopy Hưng Phúc Khang cho biết rằng máy photo phục vụ cho sinh viên, học sinh photo rất là lớn. Nguyên nhân chính yếu khiến sinh viên lựa chọn giáo trình, tài liệu photocopy bởi mức giá rẻ và tiện lợi. Đây là điều mà các nhà sản xuất, nhà trường có thể cải thiện để giảm tình trạng sao chép tài liệu.
Các trường đại học, cao đẳng cần có sự chủ động trong việc thiết kế, triển khai các mô hình cung ứng học liệu cho sinh viên. Tạo cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, khai thác học liệu một cách đa dạng, đáp ứng đúng nhu cầu của sinh viên với mức phí sinh viên có thể chi trả được.
Nhà trường có thể linh động mô hình cung ứng học liệu và sử dụng tương ứng theo từng học phần sinh viên đăng ký. Ví dụ, mỗi sinh viên chấp nhận nộp một khoản phí nhất định. Đổi lại, sinh viên được cung cấp giáo trình theo cơ chế cược bìa giáo trình. Học hết học phần thì trả lại và sinh viên chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ để thuê giáo trình.
Cách thức này tương tự như khi bạn mượn sách ở thư viện. Mô thuê sách vừa đảm bảo giúp sinh viên bớt đi một khoản chi phí cho việc mua giáo trình, tài liệu nhưng vẫn được sử dụng nguồn tài liệu chính thống. Giảm tình trạng photo tài liệu, giáo trình, hỗ trợ công tác kiểm soát tài liệu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tác phẩm phù hợp với tình hình thực tiễn.
Hiện nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều bổ sung không nhỏ lượng sách, tài liệu, giáo trình cần thiết cho sinh viên tại thư viện. Hãy khuyến khích sinh viên sử dụng giáo trình, tài liệu chính thống nhằm bảo vệ quyền tác giả.
Trên đây là một số phân tích, đánh giá về việc có nên cho sinh viên photo giáo trình tài liệu nghiên cứu hay không. Còn bạn? Bạn nghĩ sao về việc này?