Các nguyên nhân chính khiến cho hoa hồng không thể phát triển

Hoa hồng – loài hoa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, đằm thắm. Loài hoa được trồng phổ biến trong thế giới ngày nay. Đi bất cứ nơi đâu, hình ảnh hoa hồng cũng ngập tràn đa sắc. Khoe diện mạo với rất nhiều bộ áo rực rỡ. Việc trồng và chăm sóc hoa hồng để cây phát triển tốt cũng không phải điều dễ dàng. Vậy các nguyên nhân chính khiến cho hoa hồng không thể phát triển là gì?

 

Các nguyên nhân chính khiến cho hoa hồng không thể phát triển

Các nguyên nhân chính khiến cho hoa hồng không thể phát triển
Các nguyên nhân chính khiến cho hoa hồng không thể phát triển

Nhiều người trồng hoa, chăm hoa nhưng không đúng cách. Hoa bị héo, nhanh tàn úa, không cho hoa, chết chỉ trong thời gian ngắn vì họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao hoa hồng không thể phát triển. Hãy chú ý các yếu tố sau nếu thấy cây có tình trạng bất thường:

Cây hoa bị mất cân bằng pH

Độ pH trong đất vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa. Nếu bạn trồng hoa hồng trong điều kiện độ pH không phù hợp. Chắc chắn đây là nguyên nhân đầu tiên khiến cho hoa bị chững lại. Hoa sẽ có dấu hiệu còi cọc, vàng úa trên lá. Một số cây nếu để lâu sẽ dẫn đến chết. Độ pH trên hay dưới 6.5 đất có thể gây hạn chế sự giải phóng chất dinh dưỡng. Rễ cây ts hấp thụ những chất dinh dưỡng dẫn đến nuôi cây. Lúc này, bệnh tật, các loài sâu sẽ tấn công dễ dàng. Cây không thể vực lại được vì không có sức sống.

Với cây hoa hồng cũng luôn cần độ pH lý tưởng nhất, phù hợp nhất cho cây phát triển tốt. Chúng sẽ phát triển tốt nhất ở độ pH gần 6.5. Nghĩa là hơi nghiêng về axit trung tính. Hoa có thể sống được ở độ pH cao hơn hoặc thấp hơn 6.6. Tuy nhiên không phát triển tốt nếu đất quá chua.

Tưới nước không đúng cách

75% trong các loài hoa hồng là nước. Nước duy trì sự sống cho cây, đặc biệt là trong năm đầu. Nước phải được cung cấp đầy đủ và đúng lúc. Nhiều người đem trồng hoa hồng trong chậu giá không đảm bảo giữ độ ẩm, thoát nước không tốt. Do đó, cây bị úng nước ở rễ sẽ dẫn đến cây còi cọt, không thể lớn. Tưới nước không đúng cách, nước chưa thấm xuống tầng đáy của chậu. Chỉ tưới nhẹ trên mặt chậu thì rễ cây ở gần mặt đất sẽ bị câm. Bị stress nhiệt nên héo dần, chết dần.

Hoa trồng ở trong đất không đảm bảo được tưới nước đủ ở năm đầu tiên. Vì thế rễ không phát triển tốt, không lan rộng. Hiện tượng này có biểu hiện thân cây màu xanh. Xuất hiện một số cành bắt đầu bị đen từ trên xuống. Hay còn được gọi là bệnh đen thân trên hoa hồng. Nguyên nhân chính vẫn là do dư nước, úng rễ. Hoặc bón phân không đúng thời điểm và bón quá nhiều.

Lạm dụng thuốc diệt cỏ hay trồng hoa hồng ở đất bị nhiễm thuốc

Đất chứa thuốc diệt cỏ có thành phần chính là Glyphosate. Thành phần này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hoa hồng. Chúng tồn tại rất lâu, vì vậy nếu trồng hoa trên đất bị nhiễm thuốc chắc chắn không tốt. Cây không thể sinh trưởng, tàn úa và chết nhanh ngay khi chỉ trồng trong thời gian ngắn.

Trồng hoa hồng trên vị trí cây cũ đã trồng

Nhiều người tận dụng trồng hoa hồng trong chậu đã trồng hồng trước đó. Hoặc trồng trên những mảnh đất mà cây đã bị chết dần hoặc cần thay thế. Việc tận dụng mà không cho đất được nghỉ ngơi trong thời gian dài. Hay không thay thế đất mới sẽ khiến cho cây không thể phát triển. Cây còi cọc vì thiếu chất dinh dưỡng, chua đất.

Giá thể trồng đã hết dinh dưỡng

Giá thể trồng hoa hồng hết dinh dưỡng, đã mục, quánh lại. Nhuyễn như bột hoặc bị dẽ chặt xuống. Dấu hiêu nhận biết chậu hoa hết dinh dưỡng cũng rất dễ. Ban đầu cây rất sai hoa, hoa to và cho hoa liên tục. Tuy nhiên về sau được vài tháng thì hoa thưa dần. Cánh hoa cũng bé dần, cây càng ngày càng cằn cỗi. Dù bón phân thường xuyên thì cây cũng không thể hấp thu và phát triển.

Cây bị nấm bệnh gây hại

Cây bị nấm bệnh gây hại
Cây bị nấm bệnh gây hại

 

Một nguyên nhân chính nữa khiến cho hồng không sinh trưởng phát triển là nấm. Thường vào thời điểm qua tết, cây hay bị bệnh. Bởi thời tiết lúc này có độ ẩm cao. Trở thành điều kiện thích hợp để cây phát triển. Nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho nấm và sâu bệnh phát triển mạnh nhất. Cây hồng sẽ xuất hiện các vết bệnh với nhiều triệu chứng khác nhau. Đa số xảy ra hiện tượng lá vàng, đốm, cháy, xoăn nhúm…

Một nguyên nhân khác là côn trùng có thể ăn và chích vào nụ đang hình thành. Các nụ hoa cũng không thể phát triển thành bông hoa được.

Cây hoa hồng bị ngộ độc phân bón

Theo halan.net, việc bón phân cho cây không đúng giai đoạn. Ví dụ như rải phân quá sớm khi vừa mới dâm. Khiến cho cây nhanh héo lá trên ngọn. Sau 2 ngày, lá sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Qua đến ngày thứ 4, thứ 5 sẽ héo thân. Dấu hiệu này cho thấy hoa hồng đã bị ngộ độc phân bón vì quá liều lượng. Làm cây nóng, dẫn đến cháy cây.

Cây bị tổn thương bộ rễ

Rễ là cơ quan nuôi dưỡng thân và các bộ phận của cây. Tuy nhiên, một số cây hồng bị côn trùng cắn hư một phần rễ. Nguyên nhân khác là do việc vận chuyển cây hay thay chậu không cẩn thận. Khiến cho cây bị đứt rễ. Hoặc sử dụng quá nhiều hóa chất, phân bón là hại rễ. Không cung cấp đủ lượng nước nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là sáng cây rất tươi tỉnh. Đến trưa và chiều cây héo rũ và tối lại tươi trở lại.

Bí quyết để hoa hồng phát triển tốt, không bị sâu bệnh

Bí quyết để hoa hồng phát triển tốt, không bị sâu bệnh
Bí quyết để hoa hồng phát triển tốt, không bị sâu bệnh

Với những nguyên nhân nói trên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển ổn định. Không cho hoa và sau thời gian sẽ chết. Quý vị có thể áp dụng một số mẹo hữu hiệu và đơn giản ngay dưới đây:

Chọn chậu và đặt cây ở nơi thích hợp

Nên chọn chậu phù hợp với độ tuổi, kích thước cây. Nên chọn loại chậu có chân để đáy chậu không bị áp chặt xuống mặt đất. Dẫn đến trở ngại cho việc thoát nước. Trồng cây ở chậu có 2 lỗ thoát mới đủ sức thoát, cây không bị úng. Đặt cây ở vị trí thích hợp, có ánh nắng mặt trời để cây phát triển tốt.

Giá thể trồng cây phải đủ dinh dưỡng

 

Giá thể trồng hồng phải đủ dinh dưỡng, nhẹ, tơi xốp. Nếu đem trồng hoa hồng trong chậu thì giá thể phải giữ độ ẩm, thoát nước tốt. Đừng để cây bị úng nước ở rễ sẽ dẫn đến cây còi cọt. Giá thể tốt nhất là 50% đất thịt, 25% trấu, 5% vôi, 5% phân bón. Bón phân cho cây đúng cách để giúp bộ rễ phát triển tốt. Kết hợp định kỳ xen kẽ mỗi tháng 1 lần bón lá và bón gốc. Không tưới phân lên hoa bởi sẽ làm cho hoa mau tàn.

Tưới nước đúng cách

Nước tưới phải đủ. Đảm bảo nước thấm xuống tầng đáy của chậu hoa. Cần bổ sung lượng nước đúng lúc, đúng thời điểm và đều đặn. Nên tưới bằng vòi phun với lực nhẹ và đều vào buổi sáng. Nếu trời quá nóng thì nên tưới thêm vào chiều mát.

Cắt tỉa cành

Thời gian cây phát triển tốt, nhiều lá và cành chen nhau. Nếu không cắt bỏ cây sẽ phát triển không tốt. Thường xuyên cắt bỏ cành, lá và hoa bị hư. Bấm ngọn thêm hai tầng lá để cây có sức đâm nhánh mới, ra hoa mới.

Phòng trừ sâu bệnh, nấm gây hại cho hoa hồng

Hoa hồng là loài cây dễ bị nấm, sâu bệnh tấn công nếu trồng hoa trong môi trường thiếu ánh sáng. Tưới nước quá nhiều, quá ẩm sẽ phát sinh bệnh nhiều. Việc để cho cây bị sâu và nấm tấn công sẽ khiến cho cây bị suy kiệt dần. Vì thế, hãy phòng trừ sâu bệnh cho cây, diệt tận gốc. Ngoài sử dụng thuốc hóa học đặc trị. Bạn cũng có thể tự tay chế ra các loại phân bón sinh học để tưới cho cây. Việc này cũng khá đơn giản, không tốn nhiều công sức và chi phí.

Ngoài ra, để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt không bị héo úa. Hàng tuần, hãy dành chút thời gian kiểm tra. Phát hiện sớm những dấu hiệu mầm bệnh để có hướng xử lý kịp thời nhé. Hy vọng các nguyên nhân HSTES đã chia sẻ sẽ giúp bạn trồng hoa hồng thuận lợi hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *